Top 7+ bệnh thường gặp ở cá La Hán và cách chữa trị

Cá La Hán nói chung và cá La Hán Khỉ đỏ nói riêng được mệnh danh là một trong những loài cá cảnh đẹp và quý giá nhất. Loài này được tạo ra nhờ lai tạo từ nhiều loài cá khác nhau và có sức sống mạnh hơn nhiều so với nhiều loài cá khác. Tuy vậy trong quá trình phát triển cá La Hán cũng gặp nhiều loại bệnh khác nhau. Nếu như tìm hiểu kỹ về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị các bệnh trên, thì những chú cá của bạn sẽ luôn khỏe mạnh và toát lên vẻ đẹp của mình.

1. Bệnh đường ruột

Nhiễm giun ký sinh

Nhiễm kí sinh là bệnh thường gặp ở các loài cá cảnh nói chung và cá La hán nói riêng. Bệnh này do giun kí sinh trùng nhiễm vào trong ruột, thường có 2 loại giun gây ra tình trạng này là giun dẹp (cestodes) và giun tròn (nematodes).

– Triệu chứng: Phân cá có màu trắng, cá có dấu hiệu chán ăn, đôi khi xuất huyết hậu môn.

– Chữa trị: Dùng thuốc tẩy giun rất dễ mua ở các cửa hàng cá cảnh. Trộn 1 mg thuốc vào thức ăn và cho cá ăn. Nên tẩy giun 6 tháng/1 lần.

Nhiễm khuẩn

Cũng giống như ký sinh trùng, nhiễm khuẩn ruột cũng rất hay gặp ở cá la hán. Nhiễm khuẩn thường do một số loại vi khuẩn tồn tại sẵn trong ruột, phân cá. Khi cá bị suy giảm hệ miễn dịch, một số nguyên nhân như stress do chuyển đổi hồ, vận chuyển đi xa sẽ tấn công và gây bệnh cho cá.

– Triệu chứng: Cá la hán có dấu hiệu bỏ ăn, nhút nhát, xuống màu, sình bụng, phân màu trắng như bông hay kéo dài thành sợi, thân cá có nổi những mảng sậm màu hay ửng đỏ giống như bị nấm.

Chữa trị: Dùng Metronidazole mua dễ ở nhà thuốc với tỷ lệ 500 mg/40 lít. Hòa tan thuốc vào nước ấm để tan hoàn toàn trước khi bỏ vào hồ. Lưu ý là không cho cá uống quá liều vì có thể làm cá chết.

– Phòng bệnh: Thay nước và kiểm tra hệ thống lọc nước thường xuyên, nếu cá bị bệnh nên để những con bệnh ở khu vực riêng. Ngoài ra nên hạn chế cho cá ăn những thức ăn có nguy cơ nhiễm bệnh cao như cá chép, ròng ròng và trùn chỉ.

Cá la hán bị bệnh đường ruột
Cá la hán bị bệnh đường ruột

2. Bệnh mụn ở đầu

Mụn ở đầu cá la hán là do một loại ký sinh trùng đơn bào tên là Hexamita gây ra. Điều này là do chất lượng nước kém, môi trường không ổn đinh, stress (nhiệt, sánh sáng, tiếng ồn,…), cọ quẹt hay bị cá khác cắn…. Biểu hiệu của bệnh là có mụn hay lỗ nhỏ xuất hiện trên đầu cá. Mụn có màu trắng và dịch nhày ở xung quanh. Cá bị bệnh còn thường kèm theo đi ngoài, phân màu trắng dài thành từng sợi mảnh

– Chữa trị: Bệnh này có thể lây lan sang cá khác do đó cần cách ly cá sớm ra hồ khác khi phát hiện bệnh. Dùng thuốc  Dimetridazole (5mg/ lít nuớc) hoặc Metronidazole (7mg/ lít nước) pha và hòa tan vào hồ nước. Sau 3 ngày tiếp tục cho tiếp thuốc vào hồ với liều lượng như trên. Có thể trong thời gian điều trị cá sẽ bỏ ăn ít ngày. Bệnh mụn đầu cá la hán nếu phát hiện kịp thời thì tỉ lệ trị thành công rất cao.

3. Bệnh viêm da

Bệnh viêm da có nguyên nhân từ vi khuẩn Aeromonas, Pseudomonas và Vbrio gây nên, điều này do nước bị ô nghiễm nặng khiến các loại ký sinh trùng hoặc nấm phát triển, bám vào da cá. Khi bị bệnh Cá La Hán biểu hiện những vết loang sưng đỏ và càng ngày càng lớn lên. Bệnh là do nước bị ô nhiễm nặng khiến các loại ký sinh trùng hoặc nấm sinh sôi và bám vào da cá gây ngứa toàn thân. Vì vậy còn có dấu hiệu nhận biết là cá thường cọ xát thân mình vào đáy hồ hoặc bất cứ vật nào trong hồ.

Chữa trị:

Khi phát hiện bệnh, cần thay nước thường xuyên. Không nên để trong hồ vật nào có cạnh nhọn, sắc vì sẽ làm cho cá bị xước da nặng hơn khi cọ vào. Cho vào hồ các loại thuốc kháng khuẩn như Acriflavine (3mg/ lít nước), Methylene xanh ( 3mg/ lít nước). Cứ 3 ngày cho thuốc/ 1 lần và thay khoảng 50% nước trước khi bỏ thuốc vào.

4. Bệnh cá mất thăng bằng

Giống như tên, khi bị bệnh cá bị mất thăng bằng và nằm nghiêng qua một bên, thân mình bị cong lại chứng tỏ cá có nguy cơ bị tổn thương nơi sống. Nguyên nhân gây bệnh được cho là tổn thương ở các cơ hoặc các vùng xung yếu của thân cá, khuyết tật do di truyền hoặc suy dinh dưỡng.

Chữa trị: Thực chất khi cá gặp bệnh này, hiện nay chưa có phương pháp điều trị hiệu quả. Tuy nhiên cũng có thể cải thiện bằng cách thay nước cá mỗi ngày, dùng tay đút cho cá ăn và đỡ cá về vị trí cân bằng khi cá nghiên người đi. Cách này cần tồn nhiều thời gian mới có thể đạt hiệu quả

Cá la hán bị mất thăng bằng
Cá la hán bị mất thăng bằng

5. Bệnh đốm trắng

Bệnh đốm trắng gây ra chủ yếu là do ký sinh trùng Ichthyophithirius multifilis (ICH). Triệu chứng rõ của bệnh này là đốm trắng trên toàn thân c khiến chúng ngứa ngáy, cọ xát vào thành hồ. Vây cá có thể kết dính lại, cá lờ đờ, bơi chậm hơn bình thường, bỏ ăn.

Chữa trị: Cần tăng nhiệt độ hồ cá lên 28-30 oC cho đến khi cá hết bệnh. Pha muối vào nước nuôi cá với hàm lượng khoảng 3-5g/lít hoặc sử dụng Methylene xanh 2 mg/lít, Malachite green 0,1-0,2 mg/lít hoặc kháng sinh Metronidazole 500 mg/l, Oxytetracyline 1g/100l.

6. Bệnh rách mang

Trong quá trình nuôi, Cá La Hán cũng có thể bị bệnh rách mang. Bệnh này tưởng như đơn giản nhưng nếu không chữa kịp thời và đúng cách thì cá có thể bị chết. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do vi khuẩn gây ra khi chất lượng nước không ổn định, thức ăn nhiễm khuẩn. Cá mắc bệnh này sẽ thở gấp, nắp mang bị khép mở không bình thường, các sợi mang sưng lên, cá sẫm màu.

Chữa trị: Hòa tan Furacillin và Tetracyline vào nước với hàm lượng 10 ppm, cho cá ngâm mình mỗi ngày 1 lần, mỗi lần khoảng 30 phút đến khi hết bệnh. Pha thêm muối với hàm lượng 2% vào bể cá để sát khuẩn.

Cá la hán bị hở mang
Cá la hán bị hở mang

7. Cá bị nhát

Cá La Hán Khỉ đỏ đẹp do vóc dáng uy nghiêm, hung dữ. Tuy nhiên nếu cá có hồ mới, hoặc bể cá ở nơi quá ồn ào cá sẽ bị hoảng loạn, nhát làm mất đi vẻ đẹp của mình. Đôi khi cá ép mình thành hổ, bị mất phương hướng, quẫy mạnh khiển vảy bị bong tróc, rách, gù xẹp, xuống màu, thở gấp, lâu lâu bị giật mình.

Chữa trị: Di chuyển cá đến ơi ít ồn ào, xe cộ, hạn chế ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào, kiểm soát nhiệt độ dưới 30 oC. Cho cá nghỉ ăn 2 ngày sau đó cho ăn lại, có thể cho ăn tôm tươi lột vỏ. Tránh cho người lạ vào khu vực nuôi, khi đi thăm cá phải đi nhẹ nhàng, tránh làm cá bị hoảng sợ. Ngoài ra hạn chế thay nước trong giai đoạn này để cá quen với môi trường sống mới.

Cá la hán bị nhát, mất đi sự uy phong
Cá la hán bị nhát, mất đi sự uy phong

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *